Hotline: 024 399 11088

Từ 8:00 - 22:00 các ngày trong tuần

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Xử lý hoa kho lạnh là một trong nhưng phương pháp bảo quản hoa được nhiều người ưa chuộng hiện nay nhằm duy trì độ tươi và thời gian lâu dài của hoa. Tuy nhiên, mố số người dùng lại băn khoăn rằng liệu phương pháp này có thực sự đem lại hiệu quả hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé!

4 lý do tại sao nên xử lý hoa kho lạnh

1. Trữ kho lạnh giúp hoa không nở sau cắt, “ngủ” trong thời gian dài và tươi lâu hơn

Hoa trữ kho lạnh nhằm ngăn sự tăng trưởng, nở sớm của hoa và giữ hoa không nở trong thời gian dài hơn.

Hoa tươi đến vụ nở thì bắt buộc nhà vườn phải cắt hoa đem bán. Tuy nhiên, câu nói “dội chợ” là giá trên thị trường  xuống thấp nên phải trữ kho lạnh lại vài ngày chờ giá hoa cao lên trở lại.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Ngoài ra, do trước khi mang hoa vào kho lạnh hoa sẽ được xử lý hút dinh dưỡng “no nước” nên chất lượng hoa cũng đẹp hơn, cứng cáp hơn và ngăn vàng lá hoa

2. Trữ hoa kho lạnh sẽ hạn chế và tiêu diệt nấm bệnh từ ngoài cánh đồng

Mọi loại cây trồng đểu mang một mầm bệnh nhất định. Tùy theo mùa mà mầm bệnh nào phát sinh mạnh mẽ hơn. Trong đó, hoa rất dễ bị bệnh. Tuy nhiên, một số loại bệnh khi đưa vào kho lạnh với nhiệt độ cao thì tự chết đi hay hạn chế sinh sản, hạn chế gây hại cho hoa làm hoa già hóa nhanh hơn.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Vì vậy, khi đưa hoa vào kho lạnh với nhiệt độ cao sẽ hạn chế sinh trưởng nấm bệnh mang từ ngoài cánh đồng vào và ngừng gây hại cho hoa sau cắt cành.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

3. Trữ hoa kho lạnh sẽ ức chế được Ethylene, hạn chế lão hóa sớm (tùy loại hoa)

Ethylene là gì? Etylene là hóc môn thực vật dạng khí, sản sinh ra từ một lượng lớn quả chín hay hoa héo úa, và cũng sinh ra khi đốt các vật liệu hữu cơ như (xăng dầu, củi, khói thuốc lá) ở nồng độ (0.1 ppm).

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?
Ethylene là một chất khí nguy hiểm, là nguyên nhân gây chết non của 30% hoa cắt cành

Nhiệt độ lạnh sẽ giúp hoa hạn chế được Ethylene tuyệt đối cho cả bên trong và bên ngoài. Trong quá trình hút nước của hoa và trong quá trình vận chuyển hoa đi xa.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

4. Trữ hoa kho lạnh sẽ giảm thất thoát trong trao đổi chất (Carbohydrates), giảm mất nước cho hoa

Nguyên tắc sinh lý của hoa thông thường là khi hoa bị cắt khỏi cành tỷ lệ hao hụt về nước, về dinh dưỡng là cực lớn. Vì vậy, bằng mọi giá và ngay lập tức nhà vườn phải cho hoa hút nước, khoáng chất cần thiết cho từng loại hoa để hoa “NO NƯỚC” và tươi lâu.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Tuy nhiên, điểm yếu của trữ hoa kho lạnh là “độ cóng của hoa”

Để khắc phục thiệt hại do “cóng” hay “đông lạnh” của hoa thì giải pháp tốt nhất là không nên trữ hoa kho lạnh quá lâu. Vậy thời gian hoa trong kho bao lâu là đủ????

Tùy từng loại hoa và tùy vào nhu cầu phân phối hoa ra thị trường để chọn thời gian hợp lý. Có thể trữ hoa từ 2 ngày – 20 ngày.

Ví dụ 1: Hoa Lily có thể trữ kho tốt nhất từ 2 ngày đến 10 ngày trở xuống. Lúc này, kết quả hoa mang ra khỏi kho lạnh là tuyệt vời. Chúng tôi dám chắc là hoa đẹp hơn, cứng cáp hơn cả hoa và lá, màu đậm hơn, mùi thơm hơn và thời gian sử dụng hoa lâu hơn.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Trường hợp nếu muốn hoa Lily trữ kho lạnh lâu hơn 10 ngày? Lúc này, giai đoạn diệt khuẩn và làm sạch gốc hoa là cực kỳ quan trọng. Do hoa bị cắm trong dung dịch quá lâu nên khá nhạy cảm với nấm và gây vàng chân gốc, làm quá trình “ăn nước” của hoa bị chậm lại. Và phải có quy trình xử lý riêng cho hoa Lily trữ kho lạnh trên 10 ngày.

Ví dụ 2: Hoa Cẩm chướng và cát tường là 2 loại hoa cực kỳ nhạy cảm với Ethylene và cũng khá mong manh. Lúc này, ngoài xử lý hoa bằng ức chế Ethylene thì quy trình xử lý hoa cũng như việc kiểm soát thời gian cho hoa là quan trọng.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Kết quả hoa cẩm chướng và cát tường sau xử lý công nghệ TOG của Israel là hoa tươi lâu hơn, không bị gãy cổ hoa, cánh hoa lá hoa cứng cáp hơn và nở đều ở giai đoạn cắm bình.

Ví dụ 3: Hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hướng dương… đều là hoa thân xốp, thân thảo mềm nên rất dễ xử lý hoa. Và đây cũng là các loại hoa không nhạy cảm với Ethylene nhưng lại nhạy cảm với độ PH trong nước. Cần bần được độ PH và giúp hoa hút nước, hút dinh dưỡng thật nhanh, căng “no tròn” là một giải pháp xử lý hoa đúng chuẩn.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

TOG Galileo là thần dược cho mọi loại hoa, đặc biệt hoa cúc, hoa hồng và đồng tiền trong kho lạnh.

Vậy nên, trả lời câu hỏi hoa kho lạnh có tốt không? Chúng tôi xin khẳng định là TỐT 100%. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xử lý hoa trước khi đưa vào kho lạnh. Và thực tế đã chứng minh rằng, ít nhất là 24 giờ hoa được đặt trong nhiệt độ lạnh thì cực kỳ hiệu quả. Hoa đẹp hơn, tươi lâu hơn và chất lượng hoa đẹp hơn cả hoa “nóng”, hoa vừa mới cắt.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Vậy nếu hoa đưa vào kho lạnh mà không xử lý thì sẽ như thế nào?

Nhiều nhà vườn trồng hoa đôi lần đưa hoa vào kho lạnh mà không qua xử lý nào, chỉ dùng nước với suy nghĩ “thời gian bỏ kho lạnh vài ngày là không vấn đề gì”. Nhà vườn vẫn đóng hoa đi bình thường.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Tuy nhiên, người tiêu dùng thường đưa ra nhiều câu hỏi: Nếu hoa cho vào kho lạnh mà không qua xử lý nào thì dù 12 giờ hay vài ngày thì vẫn làm hoa bị cóng, bị sốc nhiệt và héo nhanh hơn (thậm chí trong vài giờ nếu thời gian trữ kho lạnh lâu hơn).

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Và có thể là bị khô ở đầu hay bị gãy ở giữa thân hoa do dinh dưỡng không được tiếp lên đến cánh hoa và nụ hoa.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Đôi khi hoa bị gãy ngang, thâm đen và khô ở giữa thân do bị cóng, nghẽn mạch và không hút được nước lên đầu hoa.

Khi đến tay shop hoa thì chưa gặp sự cố nhưng khi về cắm bình tầm 1 ngày sau sẽ bị tình trạng như hình. Và lúc này không một chế phẩm nào hay không một “thần dược”  nào có thể cứu hoa tươi trở lại.

Làm thế nào để nhận biết hoa kho lạnh chưa qua xử lý?

Đây thật sự là một câu hỏi quá khó để trả lời. Chỉ có “lòng tin” là cách lựa chọn duy nhất.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này thì người mua có thể:

1. Yêu cầu người bán để hoa khô, không cho vào bất kỳ loại nước nào (kể cả nước thường). Và khi hoa về đến tay người mua, sẽ cho ngay vào nước hay chế phẩm dưỡng hoa nào đó.

2. Cam kết hoa phải qua xử lý trước khi xuất đi.

Làm thế nào để nhận biết hoa kho lạnh đã qua xử lý dinh dưỡng?

Hoa kho lạnh được xử lý thường căn mọng hơn, cứng cáp hơn, đậm màu hơn và đặc biệt là chân gốc không bị nhầy, trơn nhớt.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Khi chân gốc “sạch” nghĩa là vi khuẩn không quay trở lại gây hại cho hoa nên hoa sẽ tươi lâu hơn.

Vậy nhà vườn không có kho lạnh thì sao?

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Nhà vườn, vựa hoa nếu không có kho lạnh chuyên nghiệp thi cũng nên xử lý sơ qua bằng chế phẩm dưỡng hoa để kích hoa hút no nước rồi mới vận chuyển đi. Thời gian xử lý từ 2 – 4 giờ là đủ. Thay vì cho hoa vào nước như thông thường thì sẽ nhỏ vài giọt chế phẩm dưỡng hoa nào đó để hoa hút dinh dưỡng lên, hút các chất ngăn ngừa nấm bệnh để hạn chế thối gốc hoa và già hóa nhanh.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Chi phí xử lý hoa kho lạnh bao nhiêu là đủ? Cực rẻ do lượng nước được pha để tạo ra dung dịch là rất lớn

Thông thường 1L dung dịch TOG Galileo với tỷ lệ 0.1% nghĩa là 1L pha được 1.000L dung dịch xử lý hoa. Mỗi xô chứa 100 cành hoa chỉ cần 3 – 5L dung dịch trong thời gian 3 ngày liên tục không thay nước.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Vài vựa hoa và nhà vườn trồng hoa hay gọi đùa nhau: TOG Galileo chính là “thần dược” cho mọi loại hoa và lá. Ngoài chức năng kích thích hoa hút “no nước”, “no đường có trong chế phẩm này thì TOG Galileo còn đóng vai trò“diệt khuẩn tốt”.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Thông thường, nhà vườn trồng hoa phải thay nước thường xuyên (1 – 3 lần/ngày) để giữ gốc hoa không bị thối nước, nhủng gốc và khi có dùng TOG Galileo với thành phần cân bằng độ pH trong nước, diệt vi khuẩn thì trong thời gian 3 ngày liên tục không cần thay nước mới. Lúc này, dung dịch trong nước chứa thành phần đường, diệt khuẩn, chất bề mặt… nếu đổ đi thì thật là lãng phí.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Lợi ích mà nhà vườn nhìn thấy ngay tức thì chính là tiết kiệm nhân công thay nước, thay hoa. Và không va chạm làm gãy hoa.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Nhà vườn không có kho lạnh thì có dùng tủ lạnh rau củ quả được không?

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Tủ lạnh trữ hoa chỉ nên dùng cho shop hoa, vựa hoa kinh doanh nhỏ vì diện tích là quá bé. Ngoài ra, nhiệt độ của tủ lạnh trữ hoa là không đạt chuẩn kỹ thuật như kho lạnh công nghiệp.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Chúng ta nhìn thấy đâu đó vài shop hoa sử dụng tủ lạnh trữ hoa nhưng chỉ để xử lý hoa trong thời gian ngắn. Và đặc biệt, dù là tủ lạnh trữ hoa hay kho lạnh chuyên nghiệp thì vẫn phải xử lý hoa trước khi đưa vào kho lạnh.

Hoa đưa vào phòng máy lạnh thì sao?

Chúng tôi ủng hộ việc này nhưng chỉ dành cho shop hoa tươi, vựa hoa hoặc người tiêu dùng. Như bạn nhìn thấy, hoa được trồng tại Đà Lạt, Mộc Châu Sơn La, Tây Tựu… luôn duy trì ở nhiệt độ từ 16 độ C  đến 28 độ C. Nếu mọi chuỗi luân chuyển hoa đều duy trì ở nhiệt độ này thì hoa sẽ tươi lâu hơn và tươi đẹp hơn.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Tuy nhiên, do hoa được phân phối mạnh ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Campuchia… với nhiệt độ 30 độ C đến 35 độ C. Và khi hoa từ nhiệt độ mát lạnh đến nhiệt độ nóng cao thì sẽ làm hoa bị “sốc nhiệt”, bị “hầm nóng” nên gây hại cho hoa nhanh hơn.

Vậy giải pháp phòng máy lạnh cho xứ nóng là hợp lý

Bạn từng thấy đâu đó một vài shop hoa sử dụng máy điều hòa, đâu đó tại chợ Thái Lan đến 80% vựa hoa và shop hoa đều dùng máy điều hoa lạnh để duy trì ổn định nhiệt độ cho hoa.

Xử lý hoa kho lạnh: Nên hay không nên?

Tuy nhiên, dù là kho lạnh, tủ lạnh, máy lạnh… thì tuyệt đối 100% nguyên tắc phải xử lý hoa hút no nước, no dinh dưỡng rồi mới đưa vào xử lý.

Nguồn: Sưu tầm

Bình luận

Xem thêm